Cách điều trị bệnh phân trắng và rỗng đường ruột trên tôm, Nguồn: K.S Tâm.
Mật độ nuôi tôm cao để chạy theo sản lượng đã dẫn đến hàm lượng hữu cơ tích lũy trong ao nuôi ngày càng cao. Điều này đã làm cho môi trường nước trong ao bị ô nhiễm nghiêm trọng, đã tạo điều kiện cho tảo độc, vi khuẩn, virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh phân trắng. Mặc dù, không phải là một bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng hay đầu vàng nhưng bệnh phân trắng và đường ruột là một trong những bệnh gây thiệt hại nhiều nhất cho bà con hiện nay. Bệnh lây lan nhanh ở hầu hết các khu vực nuôi trong cả nước. Trong đó, những ao nuôi trải bạt xuất hiện với tần xuất cao nhất và diễn biến phức tạp đối với cả tôm sú lẫn tôm thẻ.
– Tại Việt Nam, kiểm tra trên tôm thẻ và tôm sú nuôi mắc bệnh phân trắng, hầu hết đều phát hiện nhiễm Gregarines thuộc giống Nematopsis sp. . Khi tôm ăn phải các loại thức ăn nhiễm bào tử của nhóm nguyên sinh động vật này thì chúng sẽ bám vào thành ruột và gây ra những tổn thương cho thành ruột tôm. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio phát tán nhanh và xâm nhập vào đường ruột, gây hoại tử thành ruột từ những vết thương do nhóm Gregarines tạo nên, làm xuất hiện các đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột, dẫn đến bệnh phân trắng.
– Ngoài ra, bệnh phân trắng còn do tôm ăn phải các loại tảo độc trong ao, chúng tiết ra chất enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh. Khi mắc bệnh, tôm sẽ dạt vào bờ chết và cũng là giai đoạn sau cùng khó chữa trị, nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi. Vậy người nuôi phải làm thế nào để phòng trị bệnh phân trắng cho hiệu quả và đảm bảo năng suất chất lượng tôm thương phẩm.
– Chúng tôi hoàn toàn điều trị được bệnh phân trắng và hiện tượng ruột tôm bị đứt khúc và rỗng ruột.
– Thông tin liên hệ: 0939592369 – Kỹ thuật viên (Tâm) để được tư vấn cách điều trị.